Vietnamese
1. What is Diabetes ?
Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, nó ngăn cản sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn vào trong tất cả các bộ phận của cơ thể.
Đối với người bình thường, thức ăn đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành dạng glucose. Glucose cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể, khi không được tiêu thụ hết, nó sẽ được lưu trữ ở gan và các cơ để dành cho sự tiêu thụ năng lượng sau đó nhờ các hormone insulin từ tuyến tụy. Việc tiết ra isuline từ tuyến tụy cho phép cơ thể sản xuất ra nhiều glucose hơn, nhưng ở các bệnh nhân tiểu đường, các hormone isuline này không được tiết đủ. Do vậy, một phần các chất dinh dưỡng tràn vào nước tiểu thay vì được cơ thể hấp thụ. Hiện nay, vẫn chưa có thiết bị y tế hiện đại nào có thể sản xuất được lượng insulin bù đắp lượng bị thiếu hụt trong cơ thể, vì vậy vẫn chưa có phương thức để chữa trị bệnh này. Bạn chỉ có thể kiểm soát bệnh tiểu đường.
Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, bạn nên duy trì một lượng đường huyết ở mức bình thường bằng những bữa ăn phù hợp và luyện tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Các bệnh nhân tiểu đường nên chú ý việc lên các bữa ăn thích hợp để kiểm soát bệnh.
2. Diabetes Meal Plan
Để lập bữa ăn cho bệnh tiểu đường, người bệnh cần phải hiểu những nhóm thực phẩm nào sẽ làm tăng lượng glucose nhanh hơn và chậm hơn.
Có 6 nhóm thực phẩm:
– Ngũ cốc (gạo, bánh mỳ, khoai tây,…)
– Chất đạm (Thịt, cá, gia cầm,..)
– Rau, củ.
– Sữa
– Trái cây
– Chất béo.
Trong những nhóm thực phẩm này, ngũ cốc và trái cây sẽ làm tăng lượng glucose nhanh. Sữa làm tăng glucose ở mức vừa phải, còn nhóm chất đạm và rau, củ không làm glucose tăng nhanh. Do đó, tốt hơn là bạn nên ăn có sự kết hợp cân bằng giữa các nhóm thực phẩm. Ví dụ: 1/3 rau, củ; 1/3 thịt, chất đạm; 1/3 còn lại bao gồm ngũ cốc, 1 ly sữa và trái cây. Đây là một bữa ăn cân bằng.
3. Exercise
Tập thể dục hàng ngày là cần thiết để duy trì sự kiểm soát tốt đối với bệnh tiểu đường. Đi bộ, bơi lội và các bài tập thể dục duỗi, kéo tất cả đều rất tốt. Nếu người bệnh bị thừa cân thì nên lựa chọn đi xe đạp và bơi lội sẽ tốt hơn là chạy bộ vì nó gây sức ép lên các khớp và chân.
Tập thể dục tốt và thường xuyên sẽ giúp kiểm soát cân nặng, huyết áp, đường huyết và nồng độ cholesterol trong máu.
4. Blood Glucose Test:
Thời gian tốt nhất để đo lượng glucose sẽ là trước bữa ăn sáng và sau bữa ăn tối. Kết quả tốt trước bữa ăn sáng là khoảng 120 và 1 tiếng rưỡi sau bữa ăn tối là khoảng 170. Kết quả trước bữa ăn cho bạn biết mức độ căng thẳng của bạn, còn kết quả sau bữa ăn sẽ cho bạn biết bạn đã lập bữa ăn tốt hay chưa hoặc có bao nhiêu insulin cần đủ đã được tiết ra trong cơ thể. Nếu mức glucose buổi sáng quá cao, hãy kiểm tra xem bạn có thức quá khuya hay căng thẳng quá hay không. Còn nếu mức glucose buổi tối quá cao, hãy kiểm tra khẩu phần ăn của bạn và liều lượng thuốc bạn đã đưa vào cơ thể.
5. When patient use medication?
Nếu duy trì được mức glucose 120 trước bữa ăn sáng và 170 sau bữa ăn tối, kết hợp với việc luyện tập thể dục thường xuyên và giữ được chế độ ăn thích hợp thì người bệnh có thể không cần phải sử dụng đến các thuốc tiểu đường. Tuy nhiên, nếu không thể giữ được mức glucose thông thường thì người bệnh cần được bác sĩ kê đơn thuốc.
Nếu chỉ có mức glucose cao vào buổi sáng thì bệnh nhân có thể chỉ cần các loại thuốc hỗ trợ (Metformin) để giúp các tế bào trong cơ thể hấp thụ nhiều glucose hơn. Còn nếu chỉ có mức glucose cao vào buổi tối, bệnh nhân có thể chỉ cần các loại thuốc hỗ trợ (Glyburide) để kích thích việc sản sinh ra các insuline từ tuyến tụy. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Khi gặp bác sĩ, hãy nhớ đem theo nhật ký các lần đo lượng glucose. Januvia là một loại thuốc tiểu đường mới có thể được kê đơn. Loại thuốc này đem lại hy vọng trong ngành y học bởi nó có khả năng phục hồi những tế bào tuyến tụy bị tổn thương để tiết ra insuline.
6. Foot care:
Các biến chứng của bệnh tiểu đường bao gồm: bệnh võng mạc: những tổn thương ở các mạch máu của mắt; bệnh về thận: những tổn thương đến các chức năng của thận; bệnh thần kinh: những tổn thương lên các tế bào thần kinh ở tay và chân. Trong số các biến chứng này, việc chăm sóc bàn chân hàng ngày là rất quan trọng để ngăn ngừa những tổn thương đến chân hoặc tay. Người bệnh cần kiểm tra hàng ngày bàn chân của mình: thoa lotion để bàn chân không quá khô, kiểm tra các dấu hiệu bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn, đi tất bằng chất liệu cotton và đi những đôi giày cho cảm giác thoải mái. Kiểm tra xem có bất kỳ những vết nhiễm trùng nhỏ nào không nhanh khỏi hay không. Người bệnh không nên hút thuốc và uống đồ uống có độ cồn cao. Đồng thời nên ăn các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe để thúc đẩy sự tuần hoàn máu.
7. Low sugar level symptom(hypoglycemia):
Nếu mức đường huyết xuống quá thấp, bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy lạnh, run rẩy và ra mồ hôi lạnh. Nếu có triệu chứng này, ngay lập tức hãy ăn vài viên kẹo, uống nước cam hoặc soda có đường, nếu không, người bệnh có thể phải đối mặt với cuộc tấn công thứ hai của mức đường thấp, một vấn đề lo ngại rất lớn. Những triệu chứng của mức đường thấp xuất phát từ việc bệnh nhân ăn uống không đúng giờ, khẩu phần ăn không hợp lý, tập thể dục nặng hoặc dùng thuốc tiểu đường quá liều được chỉ định.